Nan giải nạn rác thải ở cảng cá Sa Huỳnh
Sáng 15.1, tại chương trình mừng xuân và chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với chủ đề "xuân đoàn kết - tết nghĩa tình", Phó chủ tịch Hội LHPN Q.6 Trần Thị Kim Kiều cho biết: "Chương trình nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho cán bộ chi hội, hội viên, phụ nữ khuyết tật, khó khăn, nữ công nhân lao động không có điều kiện về quê đón tết".Hai người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phương tiện sinh kế là chị Phan Thị Hạnh Dung và Lâm Thị Hồng Nhung, đều 43 tuổi.Về hoàn cảnh, chị Hạnh Dung là lao động chính trong nhà, nuôi 2 con nhỏ đi học và mẹ già 80 tuổi."Chồng tôi sức khỏe yếu, chỉ phụ bốc vác và lái xe giao hàng, cứ ai kêu gì làm đó, nên thu nhập không ổn định. Vì vậy, tôi phải dành dụm lắm mới đủ tiền đóng tiền thuê nhà mỗi tháng. Nhận được chiếc xe đẩy bán đồ ăn nhanh trị giá 4 triệu đồng, tôi thấy hứng khởi, sẽ ráng làm để cho con cái đi học đầy đủ, tương lai đỡ khổ hơn", chị Dung nói.Còn chị Lâm Thị Cẩm Nhung là mẹ đơn thân, có con trai 8 tuổi, bị khuyết tật vận động... Chồng chị bỏ đi khi con trai vừa chào đời. "Vậy là từ nay, có máy làm sản phẩm gia công do Hội LHPN phường hỗ trợ, tôi sẽ nhận thêm hàng về làm, vừa trông chừng và chăm sóc con, để kiếm tiền cho con đi tái khám...", chị Nhung bày tỏ. Ngoài ra, chương trình còn trao 40 phần quà tết cho Ban chấp hành Hội LHPN P.9 (Q.6), các chi hội trưởng, chi hội phó các chi hội khu phố, hội viên, phụ nữ khuyết tật, nữ công nhân lao động ở phường.Theo Chủ tịch Hội LHPN P.9 (Q.6) Trần Lê Kim Chi, chương trình nằm trong khuôn khổ cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp đường phố, nhà cửa sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị, phòng chống cháy nổ…Nhận định Chelsea vs West Brom (18 giờ 30 hôm nay 3.4): Xóa ký ức không vui vẻ
Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra lệnh bắt khẩn cấp Võ Duy Tân (27 tuổi, quê Tiền Giang, tài xế công nghệ), Võ Văn Long (56 tuổi), Nguyễn Ngọc Long (45 tuổi) và Trần Văn Minh (56 tuổi, cùng ở Q.Bình Thanh, tài xế xe ôm) để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là động thái khẩn trương của cơ quan điều tra liên quan vụ TP.HCM: Làm rõ vụ nhiều tài xế hỗn chiến trước Bệnh viện Q.Bình Thạnh, xảy ra hôm qua (ngày 9.1).Theo điều tra ban đầu, khoảng 9 giờ 20 phút ngày 9.1, khi trả và đón khách trước cổng Bệnh viện Q.Bình Thạnh, Tân xảy ra mâu thuẫn, xô xát và dùng dao tấn công Ngọc Long khiến tài xế xe ôm này bị thương ở tay. Sau đó, Tân bỏ đi.20 phút sau, khi thấy Tân quay lại thì Ngọc Long cùng Minh và Văn Long đã dùng hung khí là gậy tre truy đuổi và tấn công Tân để trả đũa. Lúc này, Tân dùng dao chống trả. Vụ hỗn chiến gây náo loạn khu vực cổng bệnh viện, làm nhiều người khiếp sợ.Nhận được tin báo, Công an P.1 cùng các đội nghiệp vụ Công an Q.Bình Thạnh đã truy xét, đưa 4 tài xế nói trên về trụ sở. Tại cơ quan công an, 4 người này khai nhận tham gia vụ hỗn chiến như trên.Xét thấy vụ việc gây ảnh hưởng đến trật tự trước khu vực cổng bệnh viện, cần xử lý nghiêm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh đã ra lệnh bắt khẩn cấp nhóm tài xế trên về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Đón xem NÓI ĐI, NGẠI GÌ!: Erik 'bốc phốt' Đức Phúc, tiết lộ mối quan hệ với Tiểu Vy
Cụm bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 1 tại làng Boloko, thuộc Khu vực y tế Bolomba. Các cuộc điều tra ban đầu cho thấy nguồn gốc của đợt bùng phát bắt nguồn từ 3 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ này đã xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, tiêu chảy và mệt mỏi, sau đó tiến triển thành xuất huyết. Theo báo cáo, những đứa trẻ này đã ăn phải xác dơi trước khi xuất hiện các triệu chứng.Cụm bệnh thứ hai được báo cáo vào tháng 2 tại làng Bomate, thuộc Khu vực y tế Basankusu.Theo WHO, dịch bệnh này đang tiến triển nhanh chóng, với số ca bệnh tăng đột biến trong vài ngày, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng. Gần một nửa số ca tử vong xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng tại khu vực Basankusu, trong khi tỷ lệ tử vong đặc biệt cao tại khu vực Bolomba. Hiện chưa có mối liên hệ dịch tễ nào được xác định giữa các ca bệnh tại hai khu vực này.WHO cho biết các khả năng như sốt rét, sốt xuất huyết do virus, ngộ độc thực phẩm hoặc nước, sốt thương hàn và viêm màng não đang được xem xét. Tuy nhiên, virus Ebola và Marburg đã được loại trừ dựa trên kết quả xét nghiệm.Vào cuối năm ngoái, tỉnh Kwango ở phía tây nam CHDC Congo cũng từng bị ảnh hưởng bởi một "căn bệnh bí ẩn", sau đó được xác định là sốt rét nặng do suy dinh dưỡng. Theo báo cáo của chính phủ Congo vào tháng 1.2025, đã có 2.774 ca bệnh và 77 ca tử vong được ghi nhận.WHO tiếp tục theo dõi và điều tra nguyên nhân của căn bệnh bí ẩn này để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời.
Hồi trẻ, là cái hồi mà mọi thứ đều mới mẻ thanh tân, đẹp đẽ, kể cả chuyện yêu đương. Rồi đến đoạn không còn trẻ, chúng tôi đã bớt hỏi nhau câu ấy, khi mà trong cuộc tình của mỗi người đều nhuốm màu vàng phai héo úa. Thậm chí, có kẻ còn thở dài hiu hắt: "Tình yêu à? Đến một giai đoạn nào đó, tình yêu chẳng còn gì để nói, nó rỗng như một đường ống thoát nước. Và rồi mọi thứ đẹp đẽ cứ trôi tuột đi!".Có một điều lạ là xã hội ngày càng hiện đại, sự gắn kết trong tình yêu lại có vẻ hời hợt. Có thể vì chúng ta có vô vàn điều để lựa chọn, thay vì chỉ một. Khi mà mọi thứ đều phát triển vượt bậc, không điều gì còn ở thế độc tôn, duy nhất, tuyệt đối, kể cả tình yêu và sự chung thủy. Mới đây, tôi đọc được một nghiên cứu chỉ ra rằng những năm gần đây tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 600.000 vụ ly hôn - một con số không hề nhỏ. Nó có tác động tiêu cực đến không ít các bạn trẻ đang tuổi lập gia đình. Và quanh tôi vô số những ông bố, bà mẹ trẻ đơn thân vui vẻ sống mà không vướng bận yêu đương.Vậy thì, bây giờ ngoài kia thế giới họ yêu nhau kiểu gì?Bữa đó tôi bắt gặp chú ngồi nhổ tóc ngứa cho vợ mình trước cửa tiệm tạp hóa. Tôi hay ghé mua mấy thứ linh tinh, chẳng mấy để ý đến vợ chồng chủ tiệm. Từ bữa bắt gặp cảnh "tình bể bình" đó, tôi quan tâm hơn tới họ, để rồi ngạc nhiên hơn khi thấy họ quấn quýt nhau không rời: đi đón cháu tan học, đi chợ, đi cà phê, đi ăn, đi khám bệnh… đều có đôi, như vợ chồng son. Hỏi ra mới biết, chú là kỹ sư, vẫn còn đang đi làm; vợ chỉ ở nhà nội trợ, buôn bán thêm. Hai người hai vị thế khác biệt nhưng vẫn bền bỉ bên nhau sau hơn 30 năm hôn nhân. Nếu không vì tình yêu, thì là vì điều gì?Còn tình yêu của người trẻ thì sao? Cách đây không lâu, tôi đọc được câu chuyện tình cảm động: chàng trai nọ đã dành cả thanh xuân 10 năm ròng rã chăm sóc cô người yêu bị bệnh ung thư. Họ cưới nhau ngay trong bệnh viện. Cô dâu rạng ngời trên giường bệnh với mái tóc giả che phủ trên đầu...Hai câu chuyện nhỏ nhưng cứ ám lấy tâm trí, để tôi tin rằng dù thế giới này có ra sao, thì đâu đó vẫn có những con người đang miệt mài học cách yêu và thực hành thứ tình yêu bình dị mà đẹp đẽ đến ngỡ ngàng.Tình yêu cũng giống như hoa hồng. Loài hoa đẹp sẽ không mất đi nếu ta sẵn lòng trồng và chăm sóc nó, chờ đợi nó nở hoa. (*) Lời bài hát Hoa hồng - sáng tác: Phan Mạnh Quỳnh; ca sĩ Hà Anh Tuấn trình bày.
Thanh niên tình nguyện háo hức lên đường sang nước bạn Lào
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.